Series hiểu nghề: Nghiên cứu phát triển & những điều cần biết
1. Ngành nghiên cứu phát triển là gì?
Ngành nghiên cứu phát triển (Research and Development) là vị trí đảm nhiệm các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu các sản phẩm mới và công nghệ mới để đáp ứng những yêu cầu mà thị trường đang đặt ra cũng như các chiến lược để phát triển một doanh nghiệp.
R&D sẽ đảm nhận các công việc đầu tư cũng như tiến hành các hoạt động mua bán sản phẩm, công nghệ để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong quá trình làm việc, nhân viên R&D cũng phải không ngừng nghiên cứu về các sản phẩm mới, dịch vụ và những cải tiến để đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như sự phát triển của thị trường một cách tốt nhất.
Trong bối cảnh mà các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về các hoạt động sản xuất, sự xuất hiện và đổi mới liên tục giữa các thương hiệu, vai trò của các nhân viên R&D lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
2. Ngành Nghiên Cứu Phát Triển Học Những Gì ?
Ngành nghiên cứu phát triển (Research and Development) bao gồm một loạt các chủ đề và lĩnh vực học như sau:
Kinh tế học phát triển: Nghiên cứu về sự phát triển kinh tế và tìm kiếm các giải pháp để tăng cường tăng trưởng kinh tế, giảm bớt nghèo đói và tăng cường cơ hội kinh tế cho các nước đang phát triển.
Chính trị học phát triển: Nghiên cứu về các hệ thống chính trị, chính sách và quan hệ quốc tế liên quan đến phát triển, bao gồm cả sự tham gia của cộng đồng và các vấn đề về quyền lực và tham nhũng.
Xã hội học phát triển: Nghiên cứu về các vấn đề xã hội và văn hóa, bao gồm cả các vấn đề về giới, tôn giáo, sức khỏe và giáo dục, và cách mà chúng tác động đến sự phát triển của một quốc gia.
Y học phát triển: Nghiên cứu về các vấn đề y tế, bao gồm cả các vấn đề về bệnh tật, sức khỏe môi trường và y tế công cộng.
Môi trường học phát triển: Nghiên cứu về các vấn đề môi trường và tài nguyên, bao gồm cả bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và sự phát triển bền vững.
Quản lý phát triển: Nghiên cứu về cách quản lý và triển khai các dự án và chính sách phát triển, bao gồm cả các vấn đề về quản lý tài chính, quản lý dự án và quản lý đổi mới.
Các chuyên gia trong ngành nghiên cứu phát triển có thể áp dụng các kiến thức và kỹ năng của các lĩnh vực học này để đưa ra các giải pháp cụ thể cho các thách thức phát triển của các nước đang phát triển.
3. Các vị trí liên quan của ngành Nghiên cứu phát triển trong doanh nghiệp
- Product R&D (Nghiên cứu phát triển sản phẩm): hoạt động này hoặc nhằm mục đích tạo ra sản phẩm mới (thiết kế, tính năng, chất liệu,…), hoặc cải tiến sản phẩm hiện tại. Ví dụ, bộ phận R&D đã thực hiện nghiên cứu, phát triển để tạo nên kẹo Annabelle vị xoài muối ớt phù hợp với khẩu vị xu hướng ăn uống của giới trẻ Việt.
- Technology R&D (Nghiên cứu phát triển công nghệ): hoạt động này nhằm tạo ra những công nghệ mới để cải tiến những sản phẩm hiện thời. Ví dụ như công nghệ chiết xuất hương liệu trong ngành sản xuất thực phẩm, thức uống,…
- Packaging R&D (Nghiên cứu phát triển bao bì): bao bì sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết thương hiệu cũng như phần nào hiểu về tính năng của sản phẩm. Thế nên, đội R&D bao bì phải hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về bao bì sản phẩm, từ đó tạo nên những sản phẩm vừa tốt về tính năng, vừa đẹp trong hình thức.
- Process R&D (Nghiên cứu phát triển quy trình): có thể nói, đây là hình thức nghiên cứu – phát triển khác hẳn so với ba loại hình trên. Không nghiên cứu – phát triển sản phẩm hữu hình mà là hoạt động cải tiến một quy trình, cơ chế hoạt động,… Bởi lẽ, một quy trình được cải tiến sẽ mang đến hiệu suất cao hơn cho doanh nghiệp.
4. Kỹ năng cần có của một nhân sự ngành Nghiên cứu phát triển
- Kiến thức chuyên môn vững chắc
Bất kì ngành nghề nào cũng sẽ yêu cầu kiến thức chuyên môn vững vàng. Đặc biệt đối với ngành nghề đặc thù như nhân viên R&D, kiến thức chuyên môn sẽ càng được chú trọng hơn.
Bởi lẽ, họ là người trực tiếp nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty. Họ phải hiểu thật rõ mọi thông tin về sản phẩm và người tiêu dùng để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.
- Khả năng chịu áp lực
R&D đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của một sản phẩm khi chúng được tung ra thị trường. Chính vì thế, công việc của nhân viên R&D sẽ phải đối diện với rất nhiều áp lực và căng thẳng.
Bên cạnh đó, bộ phận R&D sẽ phải làm việc nhiều với thông tin, nội dung, dữ liệu,… nên đòi hỏi sự chính xác và tính cập nhật cao. Điều này cũng gây nên không ít áp lực đối với các nhân viên làm việc trong bộ phận này.
- Khả năng ngoại ngữ
Các thông tin tài liệu mà nhân viên R&D tiếp xúc mỗi ngày thường đến từ nguồn tài nguyên nước ngoài. Do đó, khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp họ nhanh chóng cập nhật, phân tích và tổng hợp các dữ liệu gốc.
Không chỉ thế, công việc R&D trong các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia cũng là một tiềm năng rất lớn. Khả năng ngoại ngữ sẽ giúp các chuyên viên R&D giao tiếp dễ dàng với đối tác, khách hàng và các cấp lãnh đạo là người nước ngoài.
- Sáng tạo, năng nổ
Không chỉ là những thông tin, dữ liệu khô cứng, chuyên viên R&D hoàn toàn có thể sáng tạo để mang đến những thông tin thú vị và truyền cảm hứng đến các bộ phận liên đới. Bên cạnh đó, họ cũng cần khả năng sáng tạo để đề xuất những định hướng, chiến lược sản phẩm để gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng.
- Kỹ năng giao tiếp
Quá trình nghiên cứu – phát triển sản phẩm không thể nào được thực hiện một mình mà đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều chuyên viên khác nhau trong cùng một bộ phận. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc nhóm là yếu tố vô cùng quan trọng.
Không chỉ thế, việc truyền đạt thông tin phải rõ ràng, rành mạch và khúc chiết. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp chuyên viên R&D mang lượng thông tin ấy đến với các bộ phận liên quan thật rành mạch để việc cải tiến sản phẩm được diễn ra thuận lợi.
5. Triển vọng ngành Nghiên cứu phát triển
Triển vọng của ngành R&D ở Việt Nam hiện nay cực kỳ cao và chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp liên doanh. Một số ví dụ điển hình về các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: Samsung, Vinamilk, Viettel, LG, Panasonic,... là các doanh nghiệp có bộ phận R&D xây dựng trên mô hình đạt chuẩn thế giới. Hiện nay, cơ hội việc làm đối với ngành nghề này rất phổ biến. Rất nhiều công ty và tập đoàn lớn có nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở lĩnh vực này. Bởi hầu hết ở các tập đoàn và doanh nghiệp lớn đều phải liên tục đưa ra các thiết kế cũng như sản phẩm mới để ra mắt thị trường nên nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư R&D luôn rộng mở và đòi hỏi yêu cầu cao.
Công việc của nhân viên Nghiên cứu phát triển đòi hỏi rất nhiều kỹ năng trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Jamlos hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn trong quá trình định hướng và phát triển trong ngành R&D!
Nội dung & Hình ảnh: Sunmint - Content Marketing Intern
Dưới ánh ban mai dịu dàng len lói, tại một góc chốn yên bình, một cô gái nhỏ thích ngắm nhìn cuộc sống và viết những điều giản dị bằng thứ mực tuyệt đẹp! Chúc bạn có một ngày mới hạnh phúc!