Giỏ hàng

Series hiểu nghề: Tài chính kinh tế & những điều cần biết

Series hiểu nghề: Tài chính kinh tế & những điều cần biết

Ngành tài chính kinh tế là gì? Làm sao để theo học ngành tài chính kinh tế? Cơ hội nghề nghiệp của ngành tài chính kinh tế sau khi ra trường như thế nào. Cùng Jamlos tìm hiểu chi tiết về ngành tài chính kinh tế, giúp bạn định hướng ngành học tương lai phù hợp nhé!

1. Ngành tài chính kinh tế (finance) là gì?

Tài chính kinh tế (finance) là một ngành học về sự quản lý và điều phối dòng tiền, ngân hàng, các hoạt động về tài sản và vốn. Nhu cầu tuyển dụng lao động của ngành nghề này rất lớn, do đó, thu hút hàng ngàn sinh viên đăng ký xét tuyển mỗi năm.

Sinh viên theo học ngành tài chính kinh tế kinh tế sẽ được lựa chọn đào tạo theo từng chuyên ngành riêng như:

Tài chính kinh tế liên quan đến tài sản, vốn.

Tài chính kinh tế công, tài chính kinh tế doanh nghiệp và tài chính kinh tế cá nhân.

2. Nhu cầu nhân lực ngành tài chính kinh tế (Finance)

Tài chính kinh tế được coi là vấn đề huyết mạch, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Dữ liệu thống kê của thị trường nhân lực cho thấy hiện nay có gần 65% doanh nghiệp trong nước đang có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính kinh tế.

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế cùng nhu cầu tuyển dụng gia tăng không ngừng nghỉ trong những năm gần đây đã và đang mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho các cử nhân vừa tốt nghiệp Đại học. Sinh viên theo đuổi chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở rất nhiều vị trí cũng như cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác nhau về lĩnh vực tài chính kinh tế.

3. Yêu cầu cần có để làm việc trong lĩnh vực tài chính kinh tế 

Về bằng cấp

Để đạt được thành công trong ngành này hoặc phát triển bền vững trong dài hạn, không hề dễ dàng. Ngoài việc có tấm bằng cử nhân, thạc sĩ, hay tiến sĩ, những người theo đuổi ngành này cũng cần vượt qua các kỳ thi để đạt những chứng chỉ hỗ trợ công việc, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Các chứng chỉ bao gồm:

ACCA (Association of Chartered Certified Accountants): Chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc.

CPA (Certified Public Accountants): Chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán.

CFA (Chartered Financial Analyst): Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính kinh tế.

CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst): Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế.

CFA

Về kỹ năng

Để thành công trong lĩnh vực này, không chỉ cần sự thành thạo về kỹ năng chuyên môn như Excel, PivotTable, hay VBA, mà còn cần phải có những kỹ năng mềm quan trọng. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng:

Kỹ năng cứng:

Thành thạo Excel, PivotTable, VBA: Khả năng sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình để xử lý và phân tích dữ liệu.

Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp tốt: Khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả, đặc biệt khi làm việc với đồng nghiệp và khách hàng.

Khả năng thích nghi nhanh và ứng biến: Sẵn sàng thích nghi với thay đổi, linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề và đối mặt với những tình huống mới.

Làm việc nhóm tốt: Khả năng hợp tác và làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm, đồng thời đóng góp tích cực vào sự thành công của nhóm.

Nắm bắt được những chi tiết nhỏ: Sự chú ý đến chi tiết giúp đảm bảo sự chính xác trong công việc và giữ cho dữ liệu không bị sai sót.

Tính cách phù hợp với ngành nghề: Sự chuyên nghiệp, tự chủ, và cam kết với chất lượng công việc.

Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề: Kỹ năng tư duy phân tích, nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách logic và hiệu quả.

Chịu được áp lực công việc cao: Sẵn sàng đối mặt và làm việc hiệu quả dưới áp lực để đạt được mục tiêu công việc.

4. Học tài chính kinh tế ra làm gì?

Giao dịch viên ngân hàng

Đây là ngành phổ biến nhất cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành tài chính kinh tế. Giao dịch viên ngân hàng là những người làm việc thường trực tại quầy giao dịch của ngân hàng. Phục vụ những giao dịch cơ bản của khách hàng như rút tiền, nộp tiền, kiểm tra số dư tài khoản cho khách hàng cá nhân và cả doanh nghiệp.

Môi giới chứng khoán

Là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng thông qua các việc tư vấn và thực hiện các giao dịch dựa trên việc thu thập, tìm hiểu về thị trường cổ phiếu trong và ngoài nước, chứng khoán và trái phiếu chính phủ.

Môi giới chứng khoán

Quản lý tài chính kinh tế 

Dưới mắt của nhà đầu tư thì quản lý tài chính kinh tế kinh tế kinh tế kinh tế kinh tế kinh tế kinh tế kinh tế là một nghề đầy bí ẩn, màu sắc. Các nhà quản lý tài chính kinh tế được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp và nghiên cứu theo chiều sâu, có phẩm chất đạo đức cao, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành này. Ở các ngân hàng, doanh nghiệp, các nhà quản lý tài chính kinh tế thường chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn để đầu tư sinh lợi nhuận, xoay vòng vốn một cách hiệu quả để doanh nghiệp sinh lời.

Chuyên gia phân tích tài chính kinh tế 

Chuyên viên phân tích tài chính kinh tế là người có kiến thức chuyên sâu về cả lý thuyết và thực tiễn. Từ chuyên môn quản lý danh mục đầu tư đến xác nhận giá trị tài sản, đặc biệt trong lĩnh vực thẩm định đầu tư. Cụ thể chuyên gia phân tích tài chính kinh tế đầu tư sẽ phân tích tình hình tài chính kinh tế kcủa công ty sau đó có quyết định mua, bán cổ phiếu hay trái phiếu, có nên rót vốn vào công ty khách hàng đó hay không.

Kế toán

Sinh viên tài chính kinh tế khi ra trường có thể đảm nhận vị trí kế toán cho các doanh nghiệp. Nhìn chung Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp và trong một mảng cần nhiều nhân lực nhất.

5. Mức thu nhập và triển vọng ngành Tài chính kinh tế

Mức thu nhập

Một khảo sát thống kê cho thấy, mức lương tài chính, ngân hàng dao động từ 10 đến 30 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cao, dành cho cả sinh viên, học viên mới ra trường. So với các ngành nghề như bác sĩ, giáo viên… nhân viên tài chính ngân hàng có mức lương ổn định hơn.

Theo Báo Lao Động, do môi trường phát triển ổn định, lành mạnh, nhân viên tài chính, ngân hàng còn nhận được nhiều mức đãi ngộ và thu nhập khác. Cụ thể như tiền thưởng, chính sách bảo hiểm, chương trình ưu đãi…

Với vị trí giao dịch viên, mức lương khoảng 7 triệu đồng/tháng.

Với vị trí nhân viên quan hệ khách hàng, công việc cần xử lý nhiều vấn đề nên mức lương nhỉnh hơn so với các vị trí khác 15 đến 17 triệu đồng/ tháng.

Với vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế, mức lương khoảng 6 đến 10 triệu/tháng.

Vị trí kiểm toán nội bộ, mức lương khoảng 50 triệu đồng/tháng

Trên đây là những điều cần biết về ngành Tài chính Kinh tế (Finance) mà Jamlos hy vọng có thể giúp bạn trong hành trình hướng nghiệp bản thân. 

Nội dung & Hình ảnh: Sunmint - Content Marketing Intern

Dưới ánh ban mai dịu dàng len lói, tại một góc chốn yên bình, một cô gái nhỏ thích ngắm nhìn cuộc sống và viết những điều giản dị bằng thứ mực tuyệt đẹp! Chúc bạn có một ngày mới hạnh phúc!