Giỏ hàng

Bí quyết vượt qua áp lực đồng trang lứa cho sinh viên năm cuối

Bí quyết vượt qua áp lực đồng trang lứa cho sinh viên năm cuối

Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) là cụm từ đồng thời là một định nghĩa không quá xa lạ trong thời đại ngày nay, nhất là khi mạng xã hội ngày càng phát triển không ngừng. Cùng Jamlos tìm hiểu về bí quyết vượt qua áp lực đồng trang lứa để khẳng định bản thân và sống tốt hơn bạn nhé!

1. Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) là gì?

Khái niệm của Áp lực đồng trang lứa hay Peer Pressure là một thuật ngữ chuyên ngành thuộc về tâm lý học. Một cách khái quát và dễ hiểu, Áp lực đồng trang lứa là những lo sợ, khủng hoảng về tâm lý của một hay một nhóm người đối với những cá thể hay nhiều nhóm đối tượng khác thuộc cùng một đặc điểm. 

Những đặc điểm này được xác định khách quan theo nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi, tầng lớp xã hội, họ hàng thân thuộc, bạn bè, người thân,...tóm lại Áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện ở bất cứ lĩnh vực và độ tuổi.

Peer Pressure là gì?

Những áp lực của sinh viên năm cuối có thể kể đến như: “Mình được nhận vào một công ty lớn”, “Mình được đi du học thạc sĩ sau khi tốt nghiệp”, “Mình có GPA loại xuất sắc khi tốt nghiệp”,...những câu nói phổ biến nhưng đôi khi lại là áp lực đối với các bạn sinh viên năm cuối - những người đang đặt những bước chân đầu tiên của đời mình ra xã hội. Từ đó, Áp lực đồng trang lứa ở lứa sinh viên năm cuối nói riêng và tất cả mọi người nói chung trở nên phổ biến.

Peer Pressure cũng như các vấn đề xã hội khác, đều có 2 mặt tốt và xấu tuỳ vào từng cá nhân nhìn nhận và đánh giá. Tuy nhiên, ngày nay khi nhắc đến Áp lực đồng trang lứa, người ta thường hình dung đây là một hiện tượng chưa thật sự tốt, có thể gây hoang mang, tự ti, gây ảnh hưởng đến tinh thần của chủ thể và tệ hơn, khiến họ phủ định bản thân, phủ định những cố gắng, ước mơ của chính mình. 

Áp lực đồng trang lứaÁp lực đồng trang lứa

Vậy làm thế nào để Áp lực đồng trang lứa không còn mang quá nhiều ý nghĩa tiêu cực, thay vào đó là trở thành động lực cho bất cứ mọi người. Cùng Jamlos giải đáp ngay qua một vài bí quyết sau nhé!

2. Bí quyết giải quyết Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)

2.1 Xác định rõ mục tiêu của chính mình

Người ta vẫn thường nói, mỗi chúng ta đều là những cá thể rất riêng biệt mà tạo hoá tạo ra và ban cho sự sống để phát triển bản sắc văn hoá đặc biệt ấy. Mỗi chúng ta đều có “timeline” của chính mình, cuộc sống sẽ không phân độ thành công ở một vấn đề hay lĩnh vực nào đó trở thành thước đo áp dụng như toán học.

xác định mục tiêu

Tương tự, mỗi chúng ta đều có cho mình định nghĩa về việc thành công, về việc làm thế nào để đạt được điều bản thân muốn, đó chính là mục tiêu riêng của mỗi người. Bạn sẽ không cảm thấy sợ hãi, hoang mang và hoài nghi bản thân khi nhìn vào thành công của người khác nếu biết rằng bạn và người đó hoàn toàn là những mảng sức sống riêng biệt và có cho mình những lộ trình khác nhau. 

Do đó, mỗi người chúng ta nên biết cách xác định rõ mục tiêu, lập ra kế hoạch rõ ràng và hoàn thiện mỗi ngày một ít cho đến khi đạt được, không cần phải so sánh hay cảm thấy kém cỏi.

2.2 Không so sánh - Không ghen tị

Một trong những vấn đề không riêng trong chủ đề về Áp lực đồng trang lứa mà còn rất đời thường hằng ngày trong cuộc sống. Con người ta dễ dàng hạ thấp những cố gắng của bản thân mình khi nhìn thấy thành công của người khác. Đôi khi là mặc cảm, đôi khi là sự ghen ghét, đố kị, từ đó sinh ra những cảm xúc tiêu cực không chỉ gây ảnh hưởng đến chính bản thân mình mà còn cho xã hội

Lòng đố kỵ và sự so sánh chính là căn bệnh xấu từng ngày luôn tìm cách len lỏi vào mỗi ngõ ngách nhỏ để làm chúng ta cảm thấy thất bại và xấu xí về tinh thần. Thay vì thế, khi chúng ta học cách xem xét quá trình, chúng ta sẽ có nhiều góc nhìn khách quan và khái quát hơn về mọi mặt của sự việc.

không so sánh bản thân với người khác

Chẳng hạn, chúng ta xem xét sự thành công và “ánh hào quang” của ai đó chính là cố gắng của họ. Họ cũng phải trải qua khó khăn, thử thách mới đạt được điều mà bạn cho là thành công, là điều mà bạn ao ước ghen tỵ. 

Họ thức khuya học bài để có điểm cao chứ không phải gặp may mắn, họ bỏ ra nhiều thời gian vừa học vừa làm để rèn luyện với môi trường thực tế đầy vất vả,..đó là một trong những góc nhìn tích cực của một câu chuyện mà khi nhìn vào, chúng ta nên xem đó là động lực và cố gắng thay vì xem bản thân yếu hơn hay đánh giá đầy trào phúng một cách tiêu cực. 

2.3 “Học, học nữa, học mãi”

Kiến thức chính là một kho tàng vô giá mà chúng ta khi muốn “level up” bản thân phải luôn luôn nhắc đến. Không chỉ là ngoại hình bên ngoài, kiến thức và chất xám bên trong mới là điều giữ chân chúng ta đi đúng đường ray của hành trình phát triển bản thân.

học tập mỗi ngày

Thay vì tỏ ra mặc cảm hay ghen tị vì ai đó, nâng cấp bản thân từ học tập, kiến thức, những kĩ năng cứng và mềm về con người, về xã hội mà chúng ta đang vận hành mới chính là chìa khóa mở cửa vấn đề "Áp lực đồng trang lứa".

2.4 Kiên trì và nỗ lực

Trên thực tế, thành công to lớn nhất của quá trình trưởng thành của bất kì ai đó chính là bản thân đã trở nên tốt hơn phiên bản ngày hôm qua của chính mình. Để đạt được điều đó và tránh đi Áp lực đồng trang lứa, điều chúng ta nên và cần làm nhất đó là sự kiên trì và nỗ lực.

Kiên trì với mục tiêu và nỗ lực phát triển mỗi ngày chính là một trong những điều tưởng dễ nhưng khó thực hiện nhất để tránh đi Peer Pressure. Song, không thành công nào không gặp thất bại, chỉ cần chúng ta không từ bỏ thì điều đó đã là một thành tựu đặc biệt và luôn đáng được công nhận.

Kiên trì và nỗ lực để thành công

Trên đây là một vài lời khuyên mà Jamlos gửi đến những ai đã và đang gặp vấn đề về Áp lực đồng trang lứa. Đương nhiên mọi việc không hề dễ dàng như trên mặt giấy, để chuyển hoá những áp lực thành động lực chưa bao giờ là dễ dàng nhưng chỉ cần bạn tích cực hơn trong suy nghĩ, hành động, bạn đã hoàn thành trên năm mươi phần trăm chuyến hành trình đặc biệt của riêng mình.

Nội dung & Hình ảnh: TPY - Marketing Assistant of Jamlos 

Call me Ín - naturally introverted, selectively extroverted.